Tự do báo chí ở Việt Nam Tự_do_báo_chí

Nội dung của một hoặc nhiều đoạn trong bài viết này có thể vi phạm Luật An ninh mạng Việt Nam hoặc một số quy định pháp luật khác của Việt Nam. Wikipedia không chịu tránh nhiệm về mặt pháp lý về những nội dung có thể vi phạm luật pháp của Việt Nam hoặc ở quốc gia khác phạm vi tài phán của nơi bạn đang xem thông tin này. Xin hãy cẩn thận khi sử dụng những nội dung trong bài viết này. Xem thêm Wikipedia:Phủ nhận chung, Wikipedia:Phủ nhận về luật phápTự mạo hiểm khi dùng Wikipedia để biết thêm thông tin.
Các ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề. Bạn cũng có thể cải thiện bài này, thảo luận về vấn đề trên trang thảo luận, hoặc là tạo bài viết mới nếu thích hợp.

Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin".[9]

Quan điểm của chính quyền Việt Nam

Năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Chỉ thị 37 để thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về biện pháp tăng cường lãnh đạo, quản lý báo chí. Theo chỉ thị này, Chính phủ Việt Nam "kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức; không để bất cứ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí phục vụ lợi ích riêng."[10] Thủ tướng Việt Nam còn ra chỉ thị bổ sung thêm những biện pháp để kiểm soát báo chí chặt chẽ hơn.[11] Điển hình là nhà nước không chấp nhận báo chí tư nhân.[12][13]

Tính đến năm 2010 trong số hơn 700 tờ báo cùng 67 đài phát thanhtruyền hình trong nước thì tất cả phụ thuộc vào những cơ quan nhà nước và chịu sự chỉ đạo của chính quyền.[14] Chính xác hơn là Bộ Thông tin - Truyền thông quản lý cùng dưới quyền Ban Văn hóa Tư tưởng của Đảng Cộng sản.[15]

Tháng 8 năm 2011 tại Hội nghị báo chí nhóm họp ở Quảng Bình, Cục Báo chí thuộc Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam tái khẳng định rằng tất cả báo chí trong nước đều là cơ quan ngôn luận của Đảng nên nhiệm vụ chính yếu là "tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân." Vì vậy báo chí phải cảnh giác việc "đưa tin không phù hợp với lợi ích quốc gia và nhân dân" và "nhận thức chính trị sai lệch."[16] Dù vậy báo chí cùng các phương tiện truyền thông nói chung đang được hiện đại hóa và nhà nước không thể kiểm soát được trọn vẹn.

Trường hợp bị kỷ luật

2016

  • Nhà báo Đỗ Hùng, Phó Tổng thư ký tòa soạn báo Thanh niên điện tử, bị kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo, mất chức chỉ vì đưa lên Facebook riêng của anh một bài viết ngắn gồm toàn các chữ có dấu sắc, nhân kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 70 (2/9/1945 - 2/9/2015). Anh bị Bộ Thông tin và Truyền thông kết tội xuyên tạc và xúc phạm Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.[17].
  • Nhà báo trẻ Mai Phan Lợi, phóng viên của báo Pháp Luật (Sài Gòn), làm việc tại Hà Nội. Khi xảy ra tai nạn 2 máy bay quân sự của Việt Nam mất tích, anh đưa tin một cách khách quan và phát động một sáng kiến mà anh gọi là một cuộc thăm dò, khảo sát dư luận về chuyện 2 máy bay bị tan xác này. Thế là anh bị lên án là vô trách nhiệm, bị mất chức, bị thu hồi thẻ nhà báo, chỉ vì đã dùng 2 chữ tan xác.[17]
  • Nhà báo Phùng Hiệu, quyền đại diện báo Nhà báo và Công luận, cũng chỉ vì cho rằng Fidel Castro là một nhà độc tài bảo thủ, tôn thờ chủ nghĩa Mác một cách mê muội. Anh bị kỷ luật, bị dọa rút thẻ nhà báo vì dám xúc phạm một "lãnh tụ vĩ đại, người bạn thân thiết của đảng Cộng sản và của nhân dân Việt Nam".[17]

Nhận xét của các tổ chức quốc tế

Theo báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới, Việt Nam không có truyền thông độc lập. Việt Nam xếp hạng 168 trong số 173 quốc gia trong bảng xếp hạng vào năm 2008 về chỉ số tự do báo chí. Báo chí, truyền hìnhradio đều nằm dưới sự điều khiển của chính quyền. Bốn cơ quan chính là Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và báo Nhân dân đều được phối hợp để thi hành tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Việt Namchính phủ Việt Nam.[15]

Hiện khoảng 10 nhà báo và nhà bất đồng chính kiến mạng đang bị ở tù "vì những phát biểu của họ".[18]

Theo tổ chức Freedom House công bố ngày 1 tháng 5 năm 2012 thì Việt Nam đứng hạng thứ 182 trên 197 quốc gia thế giới, đồng hạng với Ả Rập Xê Út, Bahrain, LàoSomalia. Trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, Việt Nam xếp đồng hạng với Lào, chỉ hơn MyanmaTrung Quốc (đồng hạng) và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (xếp cuối bảng).[19]

2013

  • Ngày 17 tháng tư 2013 Ủy ban Bảo vệ Ký giả quốc tế CPJ kêu gọi Nghị viện châu Âu thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam lùi bước trong chính sách nghiêm ngặt chống lại truyền thông được siết chặt từ năm 2009 tới nay[20].
  • Qua công bố của Freedom House vào ngày 1.05.2013 thì Việt Nam vẫn bị liệt vào danh sách những nước không có tự do báo chí [21].
  • Theo cuộc khảo sát của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (tiếng Anh: Committee to Protect Journalists, CPJ) thì Việt Nam đứng thứ năm trong các quốc gia trên thế giới giam cầm người làm báo. Các nước kia theo thứ tự là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Cộng hòa Nhân dân Trung QuốcEritrea.[22]

2016

Việt Nam vẫn bị xếp hạng 175/180 trong phúc trình thường niên về tự do báo chí thế giới của Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF), công bố hôm thứ Tư 20 tháng 4. Ông Benjamin Ismail chuyên trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, trụ sở tại Paris, Pháp, nhận định: “Dù vẫn giữ vị trí 175/180 như năm 2015 song phải nói là tình trạng tự do báo chí ở Việt Nam có phần tệ hơn năm ngoái nữa.”. Ông ta nói thêm: “Lãnh vực tự do thông tin và tự do báo chí của Việt Nam sa sút đáng kể, những hành động bắt giữ, sách nhiễu bloggers và các nhà báo công dân tiếp tục xảy ra, điển hình như vụ việc Nguyễn Hữu Vinh tức blogger Anh Ba Sàm và trường hợp luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài sau này..." [23]

Thành lập Hội Nhà báo Độc lập

Vì muốn thực hiện quyền tự do báo chí ngoài vòng điều khiển của nhà nước Việt Nam, ngày 4 tháng 7 năm 2014 một nhóm ký giả, phóng viên, nhà văn đã đứng ra thành lập một hiệp hội chuyên nghiệp và dân lập chính thức mang tên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam với 42 hội viên.[24] Mục đích của hội là "nhằm thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do báo chí".[25] Trong số người chủ trương là nhà báo Phạm Chí Dũng (chủ tịch)[26]linh mục Lê Ngọc Thanh (phó chủ tịch). Linh mục là người được trao giải "Anh hùng thông tin" của tổ chức Phóng viên Không Biên giới hồi tháng 5 năm 2014.[27]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tự_do_báo_chí http://www.voatiengviet.com/a/mot-tay-sat-thu-tu-d... http://www.voatiengviet.com/content/cpj-keu-goi-ch... http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-lai-b... http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131219-viet-nam-... http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140704-pham-chi-... http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140704-ra-doi-hi... http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140704-su-mang-b... http://web.archive.org/web/20021028181014/http://w... http://web.archive.org/web/20031118022654/http://w... http://web.archive.org/web/20041121090652/http://w...